Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Chapter I

Part II


Chơi Game Nào!

Mấy ngày nay có chơi lại vài ván Dota cho có cảm hứng. Vốn là game thường hay chơi, nên cũng không tốn thời gian để làm quen với một vài thay đổi trong game. Mặc dù những thay đổi đó cũng không lớn, nhưng nó lại làm nên sự thú vị.

Có một điều kì lạ là, khi chơi Dota, người của mình có vẻ nóng hơn hẳn so với chơi mấy game khác. Có phải tại vì tập trung quá lâu không, nhiều khi người chơi mà những sự kiện xung quanh mình không hề hay biết. Đúng là một game đòi hỏi sự tương tác cao. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với thể loại dàn trận, chiến thuật, thì không bằng một góc.

Cái thú của game online, không kể riêng Dota, đó chính là những giai đoạn đối đầu giữa những người chơi game. Có những người muốn thể hiện, có những người muốn mình có ích, lại có những kẻ ham vui thấy đông là nhảy vô,... biết bao nhiêu mục đích khác nhau, và game online là nơi tề tụ. Định nghĩa của từ giải trí khi chơi game đã được mở rộng tại đây, giải trí không chỉ là để thư giãn đầu óc, mà còn là để thoải mái trong tâm hồn, nơi mà nó bị cái thế giới hiện tại giày xéo quá đỗi.

Quay ngược thời gian vào những năm cuối của thế kỉ 20, lúc đó game còn sơ khai, chủ yếu là trên các thiết bị điện tử. Tuy nhiên một số game trong đó đã thành huyền thoại. Có một vài trò như: bán xe tăng, mario, pacman, boom,... Đó là những game mở đầu cho ngành công nghiệp game sau này, khi phổ biến trên PC cũng như các loại máy khác, với những hỗ trợ mạnh về hình ảnh cũng như âm thanh, các game ra quá nhiều và quá nhanh để bạn có thể thưởng thức thấy cái hay của game, hay vì game nó thiên tới hướng đẹp hơn là hay...

Dưới khía cạnh của một nhà lập trình thì cũng đắn đo giữa 2 yếu tố này. Cái đẹp, điều này có thể làm được, với một vài kĩ thuật và phương tiện, họ sẽ làm được, nhưng còn cái hay, cái này là ở bản chất của game, không kĩ thuật nào có thể mua được, may ra thì có thể bù lắp được. Vì đơn giản, phản ứng đầu tiên của người chơi với một game là: đẹp hay không đẹp. Sau một thời gian chơi, họ mới chú ý tới nó hay hoặc dở. Trong tâm niệm ban đầu, game đẹp thường là những game hay, và thật sự những game hay thường là đẹp trên một khía cạnh nào đó: nghệ thuật, đồ họa, giá trị tinh thần...

Chơi game, như trải nghiệm, còn làm game thì giống như chế biến nguyên liệu, nhà làm game gần như đầu bếp. Nếu như bạn cần một chiếc bánh, thì trước tiên, bạn nghĩ đến, đó là lò nướng, các nguyên phụ liệu, và cuối cùng là cách làm. Game cũng vậy, nó cần có một "lò nướng" để làm chính những ý tưởng với những nguyên phụ liệu đã có hoặc sẽ có. "Lò nướng" được nhắc tới ở đây chính là bộ công cụ làm game: game engine, game framwork. Và học kì này, mình sẽ chuẩn bị các nguyên phụ liệu cũng như cái lò nướng để làm món bánh "game" với một người bạn cùng nhóm, nếu có được giáo viên hướng dẫn, thì có thể nói đó là phương pháp để làm bánh, ngon hay dở vẫn tùy ở người làm bánh. Sẽ cần phải tìm hiểu kĩ về các kĩ thuật, trước tiên là một game đẹp trước đã, hay hoặc dở, thì còn tùy! Đối với một newbie(gà) như mình, thì việc làm game "hay" là chưa cần thiết so với việc làm một game đẹp, và hoành tráng, chưa cần biết hay dở như thế nào, lần đầu làm bánh mà :p Mong rằng, trầy xước ít, mà thành quả thì mãn nhãn!

Game Engine, Game Framework!
Thực sự là gì?

(còn tiếp)

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Chapter I
Part I
Nhật kí chơi game


    Đa phần, các bé trai thích chơi game nhiều hơn là bé gái. Hồi đó mình cũng vậy! Các thể loại máy console có gắn băng vô chơi, một số trò điển hình mà mình chơi qua, như là: bắn xe tăng, mario, cứu công chúa, oánh nhau đường phố, ninja rùa, v.v... Mình cũng không nhớ hết nữa, nhiều lắm, mình rất ghiền. Mỗi khi có dịp được ba hay mẹ chở đi nganh mấy tiệm bán băng điện tử, là mình đòi mua ngay. Và kinh nghiệm hồi đó là chọn những loại nào có ít trò chơi, thường là hay. Tuy nhiên có vài lần gặp những trò chơi khá chán, và cũng thấy hơi tiếc.

    Vậy, điều gì khiến mình thích chơi game như vậy. Để mình nghĩ xem... à ùm, thường thì máy chơi có 2 tay cầm, mình chơi chung với người khác được, và thấy thật là thích. Chứ có lúc ngồi 1 mình, được 1 xíu cũng khá chán. Tuy nhiên có những trò nhập vai, thì chơi 1 mình cũng không đến nỗi nào (có khi lại ghiền). Và thể loại đó, bây giờ người ta gọi là RPG.

    RPG (role playing game): đây là thể loại bạn sẽ đóng vai một nhân vật nào đó, tất nhiên là phải có cốt truyện đàng hoàng, và dựa theo cốt truyện đó, sẽ có những nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành, và người tạo nên trò chơi sẽ đưa ra nhiều điểm kết cho trò chơi, đơn giản là thắng hoặc thua. Phức tạp hơn một tí là các danh hiệu, điểm số. Và điều hấp dẫn ở đây là gì, theo mình nghĩ, game khiến bạn bỏ quên đi thực tại đang có của bạn, và sẽ trở thành một nhân vật trong game, một điều gì đó khác với hiện tại của bạn. Và bạn thấy thích khi là nhân vật đó. Vật nhân vật như thế nào, mới khiến bạn thích được. Thường thì những nhân vật trong game RPG là ước mơ của đa số người, hoặc chí ít khiến họ quan trọng, được chú ý, hay có ích chẳng hạn. RPG thường chỉ chú ý vào các nhiệm vụ và cốt truyện và nhân vật chính.

   Tuy nhiên RPG không phải là thể loại duy nhất trong game hiện nay. Còn nhiều loại khác nữa, nhưng không cần phải tìm hiểu hết, sẽ rối rắm, cứ thư thả và từ tốn bạn nhé, mình cũng thế ^^.

   Và cũng nên điểm qua một số loại game trên hệ máy console như Play Station (ps) nhỉ. Thường thì ở gần nhà mình, các bạn hay chơi các game đối kháng có một số nhập vai, nhưng thường thì các bạn chơi game đối kháng trên ps có vẻ hấp dẫn hơn, vì nó chơi không tốn thời gian, với lại chơi ở tiệm nữa.

   So với thể loại chơi băng điện tử (snes) thì game trên Play Station chiếm ưu thế tuyệt đối, và snes trở thành dĩ vãng, hoặc một số người hoài cổ có thể chơi trên pc, có một số phần mềm giả lập (emulator software) hỗ trợ.

   Game đối kháng (Fighting Game - FG) : là một kiểu game cho các bạn máu lửa, và thường thì có suy nghĩ muốn hơn người khác. Và đây là đất dụng võ của họ, họ thể hiện các kĩ năng của bạn thân đối với bạn bè hoặc nếu có chơi trên internet thì với một người nào đó, và họ hả hê với chiến thắng của mình. Hay chí ít, họ có năng khiếu với thể loại này ^^ Game đối kháng thì mọi chuyện có vẻ đơn giản hơn đối với khung cảnh (giới hạn) hay nhiệm vụ (chỉ là đánh) trong game. Cái mà người chơi game này quan tâm, đó là các nhân vật mà họ sẽ chọn, và các khả năng của nhân vật đó. Thường thì các chiêu số không được nói ra, mà sẽ do người dùng tìm tòi và chia sẻ, đó cũng là cách làm cho game trở nên bí mật trong giai đoạn đầu, nhưng nó có vẻ nhàm chán khi đã chơi lâu. Tuy nhiên nếu có bạn chơi, thì lâu lâu vẫn có thể rủ nhau làm vái ván, không tốn thời gian là bao nhiêu. Mình cũng chơi một số thể loại trên máy thẻ như : Double Dragon, Hoàng Phi Hồng, Samurai,v.v...

    Hiện tại thì tính cộng đồng được ưu tiên hơn, nếu các game trên internet có vẻ khiến các bạn thích thú, hoặc chí ít là game trên PC. Xu hướng chơi game online đã có từ khoảng chục năm trở lại, và nó đang tới hạn của nó. Trong khoảng thời gian đó, đa phần là mình chơi game offline, vì thấy game online chơi tốn khá nhiều thời gian để làm những chuyện khá là chán như cày cuốc. Có vẻ game hiện tại ở Việt Nam có hơi hướng của Trung Quốc hơi nhiều, nó đang làm mờ đi cái thú của những kẻ muốn chơi game đích thực.

################################################################################

    Buổi trưa hôm nay thật nóng, nóng như những ván Dota mình vẫn hay chơi. Thế bạn có biết Dota là gì không! Đơn giản chỉ là một map của warcraft III. Nhưng nó hấp dẫn còn hơn cả cái đích thật sự mà Blizzard muốn khi phát triển Warcraft III. Nhân tiện mình cũng muốn dòm lướt qua thể loại chiến thuật, dàn trận như Warcraft III một tí ^^

   Một số loại game như: Startcraft I (II) hoặc Warcraft III đều là những game chiến thuật thời gian thực có tiếng trên thế giới. Hồi nhỏ mình cũng chơi một game là Red Alert II, Yuri. Những game loại này, thường thì bạn phải đi tìm kiếm tài nguyên, rồi xây dựng quân đội, chống trả hoặc đánh chiếm kẻ thù. Game đôi khi phụ thuộc vào địa hình của bản đồ sẽ tạo lợi thế riêng, hoặc lợi thế của loại quân mình chọn. Và phần đặc trưng của game này là khả năng điều khiền nhiều unit cùng một lúc và cũng chính vì thế, không phải ai cũng có thể chơi loại game này. Có lần mình xem trực tuyến 1 trận đấu Startcraft trên ti-vi, mỗi khi chiếu cảnh người chơi điều khiển unit, thì không ai không kinh ngạc khi màn hình của họ thay đổi liên tục, nhìn một hồi là chóng mặt liền... Trong khi đó, đối với người điều khiển nhân vật trong Dota, trông rất là nhàn nhã.

   Vậy cho nên, nếu mình có phát triển, thì sẽ không phát triển thế loại chiến thuật, dàn trận thời gian thực như vậy, không phải ai cũng có thể chơi được.

   Đối với loại game, ai cũng chơi được, thì phải kể đến các mini game trên các trang web, hoặc các store như Chrome Web Store, App Store của Facebook, Zing play, ... Một số trong những game này có khả năng tương tác cao giữa các người chơi với nhau. Vậy, các bạn được cho là game thủ, hay những bạn ghiền game, mê chơi game, chơi game mỗi ngày, có chăng sẽ dòm ngó tới game thể loại này! Vâng, rất hiếm, họ cho là game loại này rất tầm thường, không xứng đáng để họ chơi. Haizz, thật khó mà chiều lòng mọi người. Điều mà ông chủ Facebook đã làm là một mạng xã hội, đó là một sân chơi, cũng có thể xem là một trò chơi mà luật chơi là do người chơi tự đặt ra nhỉ (nhìn facebook dưới góc độ ăn chơi)!

  Quay ngược thời gian lại một chút, khi chơi game trên pc, những ngày đầu là những game 2d đơn giản, sau đó là 2d trở nên hấp dẫn với đồ họa đẹp hơn, tiếp đến là 3d thô, 3d thô và hấp dẫn, 3d trau chuốt và chán nản, 3d trau chuốt và hơi hấp dẫn, 3d trau chuốt và cực hấp dẫn, web 2d thô, web 2d thô và hấp dẫn, web 2d đẹp và hấp dẫn, và đang tới giai đoạn hiện nay:
    - 3d đang có xu hướng, phát triển trên nền pc và đẩy lên web với các server chơi game pc trực tuyến
    - 3d trực tiếp viết trên web với nền tảng html5 có sẵn, và đang được các nhà phát triển game engine bao bọc lại

    Khoan nói ưu và khuyết điểm của mỗi xu hướng trên nhưng nhìn chung là đều chọn web là mảnh đất phong phú để phát triển trong tương lai.
    Hiện tại, nếu bạn hay lên mạng thì có thể để ý các web game ra đời ồ ạt, tràn lan đến mức mà bạn nhìn nó mà phát chán. Cần có một nơi tập trung các web game chất lượng lại, các webstore của các ông lớn đã nhắm vào điểm đó, tuy nhiên đôi khi vẫn lọt ra một số game chất lượng thấp. Còn đối với nhà phát triển, họ cứ web, web web mà phát triển, họ không cần biết người chơi cần gì khi chơi một game, họ có ý tưởng, nhưng không biết làm nó trở nên hấp dẫn hơn... hoặc đôi khi họ sợ phải thay đổi!

#################################################################################

   Bài viết này đang đi theo chiều hướng tiêu cực nhỉ ^^

   Về mảng game trên store, nó phần lớn phục vụ cho các thiết bị di động như smart phone hoặc tablet. Và game mini, hoặc bự, đều có đủ, và ngày càng phát triển mạnh mẽ, khi mà nhà phát triển cũng như nhà điều hành store hợp tác, thì người dùng sẽ cảm thấy tiện dụng hơn khi download các game về cũng như quá trình chơi cũng tiện lợi hơn. Vấn đề lợi ích cơ bản ở đây không còn là giữa người dùng và nhà sản xuất game, mà có thêm nhà phân phối chen chân vô. Cơ chế bộ máy thị trường bắt đầu hiển hiện rõ ràng, công nghiệp game không thoát được khỏi bộ mặt này. Giống như một phản ứng thuộc loại có chất xúc tác tác dụng, nó sẽ mạnh mẽ, hoặc tiển triển lẹ hơn. Bất động sản, buôn bán bình thường,... A <==> C <==> B. Cơ bản của nó là thế!

    Vậy có nên thêm yếu tố "bôi trơn" vào một game online và người dùng sẽ chỉ đóng vai trò A, B còn nhà điều hành Game sẽ là C. Cái mình nói ở đây là "nhà điều hành" không phải "nhà sản xuất" game nhé, nó khác nhau lắm. Nhà sản xuất là studio hoặc tổ chức, nhóm tạo nên một game nào đó. Còn nhà điều hành có thể có nhiều, điều này sẽ do nhà sản xuất quy định hoặc cho phép, nhà điều hành sẽ phân bổ theo vùng miền, tùy theo khả năng mà tầm hoạt động của nó rộng tới mức nào, nhưng chỉ nên giới hạn ở 1 quốc gia (nhỏ), hay 1 bang. Tất nhiên, người dùng vẫn có thể tham gia khu vực do nhà điều hành khác sẽ tạo thuận lợi hơn cho người chơi. Vậy nên, không nên có sự khác biệt quá nhiều trong game giữa các khu vực, việc này nên do nhà sản xuất quản lí, còn về những mặt khác: xã hội, truyền thông, sự kiện, lễ hội thì nên có sự đặc trưng của từng vùng. Theo mình nghĩ, chất xúc tác "nhà điều hành" cần được tuyển chọn kĩ lưỡng và nên có cơ chế đào thải. Tất nhiên, đứng đầu trong mô hình sẽ là "nhà sản xuất".

    Về mảng liên lạc trong game, tất nhiên và không thể nào thiếu đó chính là mạng xã hội, xu thế hiện nay. Chúng ta đã có các mạng xã hội hỗ trợ mạnh cho ứng dụng từ bên thứ ba, vậy game không nên tách rời yếu tố quan trọng này. Điều mà khiền người ta gắn bó dài lâu với game online (không quá lâu), không chỉ ở game hay mà còn ở bạn bè, khi mà họ không cảm thấy đơn độc. Tất nhiên sẽ có một thời gian họ rời bỏ game của bạn, nhưng bạn có thể "níu kéo" với một số thay đổi. Thì sau một thời gian ngắn nữa, họ sẽ trở lại! Quay lại một chút về mạng xã hội trong game, nếu có thể thì hãy hỗ trợ nhiều vì biết đâu, một người chơi đến từ mạng xã hội Facebook, có thể liên lạc với một bạn từ GGPlus hay Zing mà không cần tạo tài khoản nào cả, lúc đó vai trò bôi trơn của nhà điều hành sẽ đóng vai trò mạnh mẽ!

   PartII của Chapter I mình sẽ nói về một số trải nghiệm cá nhân mình về game đang chơi ^^